Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn chim cảnh.


 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn than gia diễn đàn chào mào Đăk lăk

 

 BỆNH DẠI

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Người mê chim
admin


Tổng số bài gửi : 107
Join date : 10/08/2010
Age : 34
Đến từ : Buôn Ma Thuôt

BỆNH DẠI Empty
Bài gửiTiêu đề: BỆNH DẠI   BỆNH DẠI Icon_minitimeThu Aug 12, 2010 4:01 pm

BỆNH DẠI



1. Đặc điểm

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung do virus Rhabdovirus gây nên theo
hướng thần kinh. Bệnh lây rất nguy hiểm giữa chó và loài động vật máu
nóng ( có xương sống và loài hữu nhũ).
2. Căn bệnh
- Do virus thuộc họ Rhabdovirus, giống Lyssavirus, ARN virus, hình viên đạn, có vỏ bọc, kích thước 60-80nm.

- Sức đề kháng: virus nhạy cảm với các tác nhân vật lý 52-58 0C,
trong 30 phút bị vô hoạt hoàn toàn, dễ bị vô hoạt bởi ánh sáng và tia
cực tím. Tiêu diệt bởi formol 1%, thuốc tím 1%, bị tiêu diệt nhanh bởi
các loại thuốc sát trùng như: NOVACIDE hay NOVASEPT hay NOVADINE.
3. Dịch tể
- Tuổi mắc bệnh: mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhất là những vật máu nóng.

- Nguồn virus: chính là thú bệnh, lây lan trực tiếp từ chó này sang
chó khác, chó bệnh bài thải virus qua dịch tiết, nước bọt. Virus cũng
tập trung nhiều ở não, phổi, thận, bàng quang, dịch hoàn.
- Đường xâm nhập và cách lây lan: Virus xâm nhập trực tiếp qua vết thương vết cắn, vết trầy xước hoặc niêm mạc bị thương.
4. Cơ chế gây bệnh

Sau khi xâm nhập trong mô, virus nhân lên tại chỗ, đặt biệt trong cơ.
Sau 1 thời gian virus bắt đầu phát tán, chúng đến tế bào cơ và những dây
chằng tận cùng thần kinh. Virus nhân lên trong những tế bào hạch thần
kinh, dây thần kinh, tùng thần kinh. Ngoài mô thần kinh, virus con nhân
lên trong biểu mô của tuyến nước bọt, giác mô, da, dịch tiết nước bọt cơ
lưỡi… Như vậy sau khi thực hiện sự xâm lấn ly tâm từ hệ thần kinh,
virus xâm nhiễm tất cả cơ quan và mô.
5. Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 15-60 ngày. Có thể vài tháng đến vài năm. Bệnh
phát nhanh hay chậm tùy thuộc vào số lượng virus, vị trí cắn. Người ta
phân biệt ra thể bệnh dại điên cuồng và dại bại liệt.
5.1. Dại điên cuồng

Biểu hiện đầu tiên là những biến đổi thói quen thông thường, con vật
trở nên buồn bã, ủ rũ, trốn trong hốc tối, có sự co rút nhóm cơ vùng
thân và tứ chi, miệng chảy nước bọt, con vật trở nên hung dữ và cắn
người. Thú có triệu chứng thần kinh, sự suy nhược hoàn toàn dẫn đến thú
chết.
5.2. Dại bại liệt
- Liệt cơ vùng đầu, cổ, chó có biểu hiện khó nuốt, bệnh phát triển, thú liệt tứ chi, toàn thân và chết.
- Sự phát triển bệnh có thể giữa 1-11 ngày.
6. Bệnh tích
- Không điển hình.
- Không ăn, ốm, dơ bẩn.
- Dạ dày có thức ăn lạ, ruột trống rỗng.
7. Chẩn đoán
7.1. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
- Bệnh phẩm: nước bọt, sừng ammon.
- Tìm kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
7.2. Chẩn đoán lâm sàng
* Phân biệt với bệnh giả dại, carré
- Bệnh giả dại:
+ Dễ dàng ngứa điên.
+ Khó khăn, nếu không ngứa chú ý đến phát triển nhanh, không tấn công, yếu tố dịch tể học.
- Bệnh Carré
+ Bệnh phát triển chậm, rất ít khi tấn công, biểu hiện qua hô hấp hay đường ruột.
8. Phòng trị bệnh
8.1. Phòng bệnh bằng vaccin
8.1.1. Đối với vùng chưa nhiễm
- Căn bản là không cho nhập thú trong thời kỳ ủ bệnh dại.
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Sát trùng nơi nhốt chó định kỳ bằng chế phẩm NOVACIDE hay NOVASEPT hay NOVADINE
8.1.2. Đối với vùng bị nhiễm
v Phương thức tổng quát:
- Để ngăn trở sự truyền virus dại từ chó, giới hạn gặp giữa những thú trong loài này cũng như loài mèo. Bằng cách:
+ Bắt giữ chó mèo đi lang thang và có biểu hiện bệnh.
+ Kiểm soát nghiêm ngặt sự di chuyển chó, mèo.
- Mặt khác có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt như vậy đối với nhập thú vào những vùng không bệnh.
v Đối với cá thể:
- Thú chắc chắn mắc bệnh, giết và tiêu hủy, không được phép mổ.
- Thú nghi ngờ mắc bệnh dại đặt trong sự giám sát về lâm sàng.8.2. Phòng bệnh bằng thuốc
a. Tăng cường việc sát trùng chuồng nuôi, chọn 1 trong 3 chế phẩm sau NOVACIDE hay NOVASEPT hay NOVADINE.
b. Tăng cường sức đề kháng cho chó mèo sử dụng 1 trong các chế phẩm sau của công ty ANOVA chúng tôi
+ NOVA ADE: 0,5 –1ml/ con / lần. Tiêm sâu vào bắp thịt 2-4 tuần tiêm 1 lần.
+ NOVA-ATP COMPLEX: 1-2 ml/con/lần, tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1 lần, trong 4-5 ngày.
+ NOVA-ANA C: 1-2 ml/ con/ lần, tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 2 lần.
Về Đầu Trang Go down
https://doiten.forumvi.com
 
BỆNH DẠI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BỆNH LEPTOSPIROSE TRÊN CHÓ
» BỆNH CÚM GIA CẦM
» Bệnh Gumboro
» BỆNH PARVOVIRUS
» Bệnh do chế độ dinh dưỡng ở gia cầm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn chim cảnh. :: Kĩ thuật chăn nuôi :: Thú y-
Chuyển đến