Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn chim cảnh.


 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn than gia diễn đàn chào mào Đăk lăk

 

 Nhận diện chủ nghĩa xâm lăng mới

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Người mê chim
admin


Tổng số bài gửi : 107
Join date : 10/08/2010
Age : 34
Đến từ : Buôn Ma Thuôt

Nhận diện chủ nghĩa xâm lăng mới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhận diện chủ nghĩa xâm lăng mới    Nhận diện chủ nghĩa xâm lăng mới  Icon_minitimeThu Aug 26, 2010 1:13 am

Xem đầy đủ tại Tuần Việt Nam: http://www.tuanvietnam.net/vn/tructu...50/index.aspxv

"Ngày
nay, khái niệm "xâm lăng" không bó hẹp trong biên giới hành chính quốc gia,
người ta thường nhắc đến cụm từ “biên giới mềm”. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền dân
tộc rộng lớn hơn bảo vệ biên giới lãnh thổ, đó là chống xâm lăng kinh tế và xâm
lăng văn hoá" - Nhà báo Hữu Thọ.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bạn đọc
của Tuần Việt Nam, VietNamNet, Lòng yêu nước, cuộc đối thoại giữa các thế hệ là
chủ đề bàn tròn trực tuyến của chúng tôi kỷ niệm ngày lễ giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước 30/4 năm nay.

Lòng yêu nước là câu hỏi thường xuyên
vang lên trong mỗi con người của mọi dân tộc, trong mọi thời kỳ, trong mỗi cuộc
chiến tranh vệ quốc cũng như trong đời sống hoà bình xây dựng đất
nước.

Tuần Việt Nam tổ chức bàn tròn này như một lời tri ân nhân ngày kỷ
niệm trọng đại của đất nước. Chúng ta cùng nhau nói về lòng yêu nước này để xác
lập rõ hơn về những kẻ thù của dân tộc.

Như chúng tôi đã đưa trên đề dẫn
bàn tròn Lòng yêu nước, cuộc đối thoại giữa các thế hệ rằng: Ở mỗi một thời đại,
lòng yêu nước được đổi thay trong hình thức và mang những ý nghĩa khác hơn bởi
mỗi một thời đại dân tộc đều có những mục đích riêng.

Kẻ thù dân tộc hôm
nay không phải như trong những năm tháng chiến tranh là trước mặt chúng ta là
những đội quân xâm lược.

Mà bây giờ, kẻ thù của dân tộc hay kẻ thù của
mỗi cá nhân, của cái đẹp, của đạo đức, của sự phát triển xã hội lại nằm trong
chính mỗi ngôi nhà của chúng ta, trong chính con người chúng ta, trong công sở,
trong mỗi diễn đàn, trong tất cả những nụ cười, trên bàn tiệc, trong những cái
bắt tay, trong mọi công việc. Và việc xác lập kẻ thù là một việc hết sức quan
trọng.

Ngay sau khi lời đề dẫn được đăng tải, chúng tôi đã nhận được rất
nhiều câu hỏi, hàng trăm câu hỏi và vẫn đang tiếp tục nhận được các câu hỏi
khác.

Sự hưởng ứng cho thấy lương tâm của bạn đọc, của người Việt Nam đối
với vận mệnh và sự phát triển của Tổ quốc thời kỳ này cũng lớn lao như mọi thời
đại trước.

Từ thực tế đó, chúng ta có thể kiêu hãnh nói rằng: Người Việt
Nam không bao giờ ngưng nghỉ lý tưởng, khát vọng, hiến dâng mình cho dân
tộc.

Tại bàn tròn Lòng yêu nước: Cuộc đối thoại giữa các thế hệ, chúng
tôi trân trọng giới thiệu Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân,
nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương; anh Võ Văn Thưởng, Uỷ viên dự
khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn và nhà văn Nguyễn Việt
Hà, một nhà văn cầm bút sau năm 1975.

Thưa nhà báo Hữu Thọ, khác với lúc
chúng ta đấu tranh chống kẻ thù ngoại xâm, bây giờ ai cũng cảm thấy rất yên
bình, hạnh phúc, kẻ thù của dân tộc trong bối cảnh này có thể được mô tả như thế
nào?

Nhận diện chủ nghĩa "xâm lăng" mới

Nhà báo Hữu Thọ: Trước hết
tôi phải nói rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân đều giống
nhau ở một điều là: Chủ nghĩa yêu nước là động lực to lớn cho sự phát triển của
dân tộc.

Riêng tôi nghĩ rằng, ở bất cứ nước nào, người công dân chân
chính cũng yêu đất nước họ chứ không phải chỉ có người dân Việt Nam mới yêu nước
mình.

Quốc gia nào cũng đều có những vị anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu
nước ấy, họ đều có những truyền thống văn hoá tiêu biểu, thể hiện lòng yêu nước
của dân tộc họ và lòng yêu nước của bất cứ dân tộc nào cũng đều đáng tự
hào.

Bối cảnh lịch sử và tự nhiên của dân tộc ta đã hình thành nên một
chủ nghĩa yêu nước có những đặc điểm khác với chủ nghĩa yêu nước của các dân tộc
trên thế giới.

Lịch sử một đất nước đã trải qua 1000 năm bị đô hộ mà vẫn
giữ được quyền tự chủ, lòng tự hào và bản sắc văn hoá dân tộc của mình thì không
phải lịch sử dân tộc nào cũng có.

Lòng tự hào và bản sắc văn hoá dân tộc
của mình
thì không phải lịch sử dân tộc nào cũng có.

Bây giờ khái
niệm "xâm lăng" không bó hẹp trong biên giới hành chính quốc gia, người ta
thường nhắc đến cụm từ “biên giới mềm”.

Khái niệm "xâm lăng" về kinh tế
có thể hiểu đơn giản là, hàng hóa của tôi chi phối đến đâu thì biên giới của tôi
đến đấy.

Với khái niệm “xâm lăng" văn hóa cũng vậy. Tôi đã từng đến những
nước có nền văn hóa rất lâu đời như Pháp. Dân Pháp rất sợ tinh hoa nền văn hóa
Gô-loa là rượu vang sẽ bị Coca-Cola làm mất đi.

Tôi cũng đã đến một đất
nước rất tự hào về nhảy múa như Mexico, tiêu biểu cho văn hóa nhảy múa nổi tiếng
của Tây Ban Nha nhưng đều được biểu diễn trên vỉa hè để lấy tiền như hát rong.
Còn những nhà hát lớn lại để biểu diễn pop, rock.

Tôi cũng có những người
bạn rất thân với Việt Nam ở Mexico dẫn tôi đi uống nước và nói là anh muốn ăn gì
thì ăn, chúng tôi sẽ trả tiền, trừ uống Coca-Cola.

Tôi hỏi tại sao, họ
nói là để giữ gìn nền văn hóa hoa quả của nước tôi. Một cốc nước hoa quả rẻ hơn
một cốc Coca-Cola nhưng cả một nền văn hóa hoa quả tươi mát của chúng tôi đang
bị Coca-Cola giết chết.

Thế nên tôi hiểu ra thế này, thời nào, chủ nghĩa
yêu nước cũng có những nội dung khác nhau. Trước hết là để bảo vệ chủ quyền dân
tộc và bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Trong đó, bảo vệ nền văn hóa dân tộc là rất
quan trọng.

Kẻ thù không đồng hóa được chúng ta vì chúng đã không thể
tiêu diệt được nền văn hóa của dân tộc chứ không phải do không tiêu diệt được sự
chống đối quân sự của chúng ta.

Có tác giả đã nói rằng “Mất văn hóa là
mất tất cả”. Cái gì còn lại là còn lại văn hóa.

Khi tôi còn chức vị, tôi
có nói với 2 đồng chí Tổng bí thư của 2 đời là, một là các anh để lại xí nghiệp
thì càng lâu những công trình đó càng mất đi, càng cũ, lạc hậu đi. Nhưng anh để
lại công trình văn hóa thì càng lâu càng quý. Nên lo lắng của tôi hiện nay là sự
xuống cấp về văn hóa, sự sùng ngoại đang là nội dung rất quan trọng của lòng yêu
nước, đang là nội dung rất quan trọng của sự xâm lăng.

Ngày nay, nội dung
chống xâm lăng để bảo vệ chủ quyền dân tộc rộng hơn rất nhiều. Bao gồm cả những
lực lượng quân sự để bảo vệ biên giới quốc gia lãnh thổ, bao gồm cả lực lượng
kinh tế để trở thành một nền kinh tế tự chủ để chống lại cái mà người ta gọi là
“biên giới mềm”.

Chúng ta vẫn phải hội nhập và tiếp nhận nền văn hóa tiên
tiến của thế giới nhưng phải đủ sức để bảo vệ nền văn hóa truyền thống của
mình.

Người trẻ không mơ hồ

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Qua ý kiến
của nhà báo Hữu Thọ, chúng ta ngày nay rất mơ hồ về kẻ thù của dân tộc
mình.

Giờ đây, hình như lòng yêu nước chỉ vang lên trong một vài bộ phận
tuyên truyền nào đó như Trung ương Đoàn chẳng hạn. Phải chăng chủ nghĩa yêu nước
không được vang lên thường trực trong những người trẻ từ nông thôn cho đến thành
thị. Có những thanh niên rất chăm chỉ làm việc, họ có thể làm việc 18 tiếng một
ngày, nhưng là vì những hưởng lợi cá nhân của họ.

Xin được hỏi anh Võ Văn
Thưởng. Anh có thể nói gì về thế hệ trẻ trong giai đoạn này.

Liệu những
người trẻ có xác lập được kẻ thù của dân tộc mình không, họ có nhận thấy rằng
chủ nghĩa yêu nước đang cần hơn bao giờ hết mạnh mẽ hơn bởi vì kẻ thù của chúng
ta, như rất nhiều nhà văn, trong đó có nhà văn Việt Hà đây đã từng nói, mang một
gương mặt rất khả ái, đẹp, có vẻ đầy đức hạnh.

Trong vai trò một người
lãnh đạo thanh niên cũng như tuổi còn rất trẻ, anh nghĩ thế nào về những điều
đó, những điều mà nhà báo Hữu Thọ vừa nói, những điều mà chúng ta đang đặt ra,
những điều mà những người thanh niên cần xác lập, bởi vì thực tế và dư luận cho
rằng, thanh niên hiện nay hình như đang lao về một đời sống khác, nghề nghiệp
tốt hơn, hưởng thụ nhiều hơn, ngôi nhà lớn, xe hơi đẹp… và trở nên vô cảm với
lợi ích chung, tình cảm chung của dân tộc?

Anh Võ Văn Thưởng: Thứ nhất,
tư tưởng yêu nước luôn là một tình cảm đặc biệt và chủ đạo trong mỗi người dân
Việt Nam.


Một khi nó đã là tình cảm đặc biệt của mỗi người dân Việt
Nam thì không chỉ là ở những người dân Việt Nam lớn tuổi mà nằm ở những thế hệ
khác nhau, từ trẻ đến già đều có tình cảm yêu nước và đó chính là động lực thôi
thúc, mách bảo người ta hành động để làm điều gì đó có thể làm được vì đất nước
này, vì Tổ quốc này ở mỗi một thời điểm lịch sử khác nhau.

Thứ hai, trong
quá trình công tác chúng tôi cũng thấy rằng các thế hệ đi trước, các bậc tiền
bối cách mạng vừa kỳ vọng vừa băn khoăn lo lắng đối với thế hệ trẻ hiện
nay.

Các bậc cha chú luôn đau đáu quan tâm chuyển tải tình cảm, tinh thần
yêu nước cho thời đại hiện nay như thế nào, để vừa bảo vệ được thành quả cách
mạng, đồng thời đưa đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và
trên thế giới, xứng đáng với những gì các thế hệ tiền bối cách mạng, các thế hệ
người Việt Nam đi trước đã dày công vun đắp.

Tôi cho rằng băn khoăn đó là
hoàn toàn có cơ sở và xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm đối với thế hệ trẻ
hiện nay.

Tuy nhiên tôi cũng có thể chưa hoàn toàn đồng tình lắm với ý
kiến cho rằng dường như lớp trẻ hiện nay yêu nước kém hơn, hay không yêu nước
bằng các thế hệ trước.

Giới trẻ hiện nay có nhiều điểm thuận lợi so với
các thế hệ cha anh trước đây, nhưng cũng có rất nhiều khó khăn so với các bậc
cha anh.

Nếu các bậc cha anh trước đây nhìn thấy kẻ thù là người đứng đối
diện với mình ở bên kia chiến tuyến và hành động cụ thể là nếu như chúng ta
không tiêu diệt kẻ thù thì kẻ thù sẽ tiêu diệt lại ta. Còn thế hệ trẻ hiện nay
nhận thức và nhìn nhận về kẻ thù khó khăn hơn rất nhiều.

Như nhà văn Việt
Hà đã nói, đôi khi kẻ thù của thế hệ trẻ ngày nay mang một gương mặt rất khả ái,
nằm ngay trong cuộc sống hàng ngày, nằm trong những thói quen, trong tư duy,
trong suy nghĩ hết sức bình thường. Đây là khó khăn của giới trẻ,

Nhưng
tôi cũng tin rằng nếu được hướng dẫn hợp lý, giới trẻ sẽ có hành động đúng,
chuẩn xác để thể hiện tình thần yêu nước.

Hành động đó thể hiện trên hai
khía cạnh:

Thứ nhất, khía cạnh xây dựng, nghĩa là anh ta sẽ nỗ lực tối đa
bằng sức trẻ, tinh thần của người trẻ để làm tất cả những gì có thể làm được để
nhân rộng những giá trị tích cực của chủ nghĩa yêu nước để đem lại những giá trị
thiết thực cho đất nước, cho quốc gia, cho dân tộc, trong đó có gia đình và cá
nhân anh ta.

Thứ hai, là hành động để đấu tranh chống lại những điều gì
tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày.

Trở lại vấn đề này, tôi cũng muốn anh
Thiều và các anh chị, các bạn hãy nhìn vào thực tế cuộc sống hiện
nay.

Tôi có niềm tin sâu sắc giới trẻ tiếp tục phát huy được
giá trị
và tinh thần yêu nước
của các thế hệ cha anh đi trước. Ảnh:
chinadaily.com

Tôi tin rằng, thời nào cũng có những người xung kích lên
tuyến đầu, cũng có người tốt, người xấu, và cũng có người tụt hậu lại phía sau.
Nhưng xu hướng phát triển của xã hội cho thấy số xung kích lên tuyến đầu, số
người tốt vẫn là con số chủ đạo, và chính lớp người này có vai trò và sứ mệnh
lớn để nhân rộng và phát huy tiếp tục những giá trị của lòng yêu nước trong thời
kỳ mới.

Trong thực tế hiện nay, nhìn trong tất cả các lĩnh vực, trong
những thanh niên công nhân, trong những người trí thức, trong những thanh niên
nông thôn, trong những em học sinh, thì ở đâu cũng có hai đối tượng tương đối
rõ: Một là rất tích cực, nỗ lực trong học tập, rèn luyện, phấn đấu. Và một đối
tượng chưa thực sự tốt lắm trong việc học tập, rèn luyện, phấn đấu
này.

Cho nên bài toán của chúng ta là làm sao nhân rộng và phát huy được
những giá trị tích cực đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, đang hình
thành trong cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta và đồng thời chỉ
dẫn, hướng dẫn, động viên những người chưa tốt lắm để nhìn nhận rõ những vấn đề
để họ khắc phục những điều chưa tốt để họ cũng trở thành người tốt.

Tôi
cho rằng tinh thần yêu nước đó vẫn sống, vẫn tồn tại ở trong mỗi người trẻ. Dĩ
nhiên là bây giờ, giữa mặt tốt và mặt xấu lại thâm nhập vào nhau trong từng con
người, cho nên để phân định rạch ròi là một bài toán khó.

Nhưng phải phát
huy được những giá trị tốt đẹp, phát huy những tính tốt và hạn chế tối đa những
cái xấu là điều mà chúng ta có thể làm được.

Bản thân tôi có một niềm tin
rất sâu sắc rằng những người cùng trang lứa với tôi, những bạn trẻ của chúng tôi
sẽ tiếp tục phát huy được giá trị và tinh thần yêu nước của các thế hệ cha anh
đi trước để đưa đất nước Việt Nam của chúng ta phát triển trong thời kỳ
mới.

Lòng yêu nước là cảm thức tự nhiên

Nhà báo Hữu Thọ: Tôi tán
thành với ý kiến anh Thưởng khi đánh giá về thanh niên hiện nay.

Ai cũng
đã sống với thời thanh niên, mặc dù tôi năm nay 79 tuổi rồi. Và những người đã
hoạt động cách mạng từ năm 14 tuổi như tôi, thoát li gia đình, cũng bắt đầu hoạt
động trong tổ chức Đoàn, cho nên tôi cũng chừng mực nào hiểu biết
Đoàn.

Sự thật là thanh niên là những người

Nếu chúng ta không tin
vào thanh niên, tức là chúng ta không tin vào tương lai. Bản thân nếu chúng ta
nói không tin vào thanh niên thì nghĩa là thực chất chúng ta đang không tin vào
tương lai.

Tôi không chỉ vì một ảo tưởng, mơ hồ như thế đâu, mà sự thật
là thanh niên là những người đáng tin cậy.

Tôi nhớ về một câu chuyện khi
còn làm trợ lý cho tướng Nguyễn Chí Thanh: Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc đó
sư đoàn 316 được làm nông trường ở Điện Biên. Nhưng lúc bấy giờ, chuẩn bị phải
đưa bộ đội vào miền Nam.

Tướng Nguyễn Chí Thanh hỏi Trung đoàn trưởng:
"Nếu có lệnh cho bộ đội 316 đi chiến đấu, thì bao nhiêu phần trăm sẽ lên đường,
và bao nhiêu phần trăm thanh niên ở lại".

Tôi còn nhớ Trung đoàn trưởng
lúc đó trả lời là 50 - 50. Bởi vì sợ rằng với tư tưởng hòa bình sẽ ru ngủ, làm
cho thanh niên không còn thiết đi chiến đấu nữa.

Đồng chí Nguyễn Chí
Thanh đã yêu cầu Trung đoàn trưởng đó về nghĩ lại, vì quân đội chúng ta, thanh
niên không thể như thế được.

Sau đó tôi cũng không biết đồng chí ấy trả
lời đồng chí Nguyễn Chí Thanh thế nào. Nhưng khi điều động tôi biết chắc rằng
chỉ duy nhất 2 người vì bị ốm nên phải ở lại. Đây là chuyện có thật và tôi đã
từng chứng kiến.

Kể lại câu chuyện này để thấy, rõ ràng, khi cần bảo vệ
tổ quốc thì đừng nghi ngờ thanh niên đối với lòng ái quốc khi bảo vệ tổ
quốc.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa nhà văn Nguyễn Việt Hà, anh là một
nhà văn đã viết rất nhiều tác phẩm về đời sống con người, về khát vọng, lý tưởng
của họ.

Đứng trước một đội quân xâm lược và đứng trước một sự đồng hóa về
văn hóa, anh thấy đội quân nào nguy hiểm hơn, đội quân xâm lược mà chúng ta nhìn
thấy hay sự đồng hóa văn hóa là con người, làm thanh niên mất đi chí hướng của
mình, mất đi lòng tự tôn dân tộc của mình, mất đi cá tính sáng tạo của mình, mất
đi lòng tự trọng của dân tộc mình và quên lãng quá khứ.

Theo anh điều gì
đang xảy ra với người trẻ hiện nay và với lòng yêu nước hiện nay trong con người
Việt Nam đương đại?

Nhà văn Nguyễn Việt Hà: Lòng yêu nước là một cảm thức
tự nhiên, vốn có và vĩnh cửu, nằm ở trong mỗi một con người. Nó cũng như lòng
hiếu thảo với bố mẹ, lòng tín nghĩa với bạn bè.
Về Đầu Trang Go down
https://doiten.forumvi.com
 
Nhận diện chủ nghĩa xâm lăng mới
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách posst nhạc và video vào diễn đàn
» mọi người nhận xét giúp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn chim cảnh. :: Giải trí :: Truyện,thơ-
Chuyển đến